Sáng ngày 06/01/2022, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã tới dự và chỉ đạo Hội nghị triển khai công tác tác năm 2022 của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các đơn vị gồm Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Vụ Hợp tác quốc tế và Cục Công nghệ thông tin, cùng toàn thể cán bộ chủ chốt của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tuyến tại 03 điểm cầu tại TP.Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng.

Trong năm 2021, mặc dù dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, tuy nhiên, công tác đăng ký biện pháp bảo đảm đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả nội bật, cơ bản đảm bảo thực hiện đúng thời hạn các nhiệm vụ trọng tâm được Lãnh đạo Bộ giao. Trên cơ sở 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2021 của Bộ Tư pháp, Chương trình hành động của ngành Tư pháp về triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021, Lãnh đạo Cục đã chỉ đạo, điều hành triển khai đồng bộ, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp công tác trọng tâm của đơn vị.

 

Theo đó, Cục Đăng ký đã chủ động phối hợp, làm việc với Vụ Pháp luật - Văn phòng Chính phủ, các Bộ, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có liên quan trong hoàn thiện dự thảo Nghị định trên cơ sở ý kiến của các thành viên Chính phủ. Ngày 19/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 15/5/2021. Bên cạnh đó, Cục đã chủ động xây dựng dự thảo Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm; nghiên cứu về khả năng đề xuất xây dựng Luật Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; xây dựng và hoàn thiện văn bản hợp nhất Thông tư số 08/2018/TT-BTP và Thông tư số 06/2020/TT-BTP; Thực hiện việc pháp điển Đề mục 2 và Đề mục 3 Chủ đề số 9 - Dân sự;... Bên cạnh đó, Cục đã chủ động phối hợp nghiên cứu, góp ý các văn bản, đề án đảm bảo tiến độ, chất lượng.

Trong năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn đến việc giãn cách xã hội trên khắp cả nước, từ đó, cũng đã ảnh hưởng một phần đến hoạt động đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm tại các Trung tâm Đăng ký. Quý III/2021, lượng phiếu yêu cầu đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm tại các Trung tâm Đăng ký đã giảm mạnh đến 40%; đặc biệt, tại Trung tâm Đăng ký tại TP.Hồ Chí Minh, đã giảm đến gần 50%. Sau khi hết giãn cách xã hội, nhu cầu đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm của cá nhân, tổ chức dần dần được khôi phục. Theo số liệu thống kê trong năm 2021, các Trung tâm Đăng ký đã tiếp nhận và giải quyết 1.205.654 Phiếu đăng ký các loại (tăng 1,33% so với cùng kỳ năm 2020). Tỷ lệ Phiếu trực tuyến chiếm 79% (tăng 06% so với cùng kỳ năm 2020); có 5.968.588 lượt cá nhân, tổ chức tra cứu thông tin miễn phí trên Hệ thống đăng ký trực tuyến (tăng 70% so với cùng kỳ năm 2020).

Trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin tiếp tục là điểm sáng của Cục Đăng ký với việc triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và không ngừng được nâng cấp, hoàn thiện nâng cao chất lượng; đặc biệt là việc ứng dụng chữ ký số trong hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm. Thông qua việc ứng dụng chữ ký số trong hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm tại các Trung tâm Đăng ký đã góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, đồng thời, góp phần quan trọng trong công tác đảm bảo an toàn các giao dịch điện tử, tạo môi trường làm việc hiện đại, tăng tính công khai, minh bạch, tiết kiệm thời gian và chi phí; nâng cao hiệu quả công việc trong quản lý, tác nghiệp; góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, nâng cao tỷ lệ đăng ký trực tuyến tại các Trung tâm Đăng ký và để người dân, doanh nghiệp có được sự thuận lợi hơn, an toàn hơn trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh Covid -19 vẫn đang diễn biến phức tạp.

Trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin tiếp tục là điểm sáng của Cục Đăng ký với việc triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và không ngừng được nâng cấp, hoàn thiện nâng cao chất lượng; đặc biệt là việc ứng dụng chữ ký số trong hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm. Thông qua việc ứng dụng chữ ký số trong hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm tại các Trung tâm Đăng ký đã góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, đồng thời, góp phần quan trọng trong công tác đảm bảo an toàn các giao dịch điện tử, tạo môi trường làm việc hiện đại, tăng tính công khai, minh bạch, tiết kiệm thời gian và chi phí; nâng cao hiệu quả công việc trong quản lý, tác nghiệp; góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, nâng cao tỷ lệ đăng ký trực tuyến tại các Trung tâm Đăng ký và để người dân, doanh nghiệp có được sự thuận lợi hơn, an toàn hơn trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh Covid -19 vẫn đang diễn biến phức tạp.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được của Cục trong thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Cục đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, có giải pháp mang tính đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc, chữ kí số, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật… Nhằm phát huy hơn nữa những thành quả đã đạt được của Cục trong năm 2022, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc đề nghị Cục cố gắng phát huy những thành quả và từng bước khắc phục khó khăn, tồn tại, tập chung chuyên môn vào những phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm đã được đề ra; lưu ý hơn nữa về việc hoàn thiện thể chế; tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị trong Bộ và phối hợp liên ngành; tiếp tục nâng cao hơn nữa hoạt động của 3 Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng;…
Thứ trưởng nêu rõ trước những khó khăn, thách thức, sức ép công việc trong bối cảnh nguồn lực về con người và tài chính, Cục sẽ cần có những giải pháp tăng cường đoàn kết, thống nhất, chia sẻ đặc biệt là dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch hoạt động để mỗi thành viên trong Cục cùng tham gia hiệu quả, đóng góp tích cực, hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, Thứ trưởng bày tỏ tin tưởng trong năm 2022 Cục sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo và quyết tâm đổi mới, sáng tạo; tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, đóng góp cho Bộ, ngành Tư pháp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao.
Tại Hội nghị, Cục Đăng ký đã phát động phong trào thi đua năm 2022 với chủ đề “Đoàn kết, kỷ cương, trách nhiệm, sáng tạo, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao”.

Dịp này, Hội nghị đã công bố Quyết đinh và trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong 20 năm xây dựng và phát triển của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (10/7/2001 - 10/7/2021) và đã có thành tích xuất sắc trong quá trình hoàn thiện thể chế về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.